TRÀ XÔNG THẢO DƯỢC – TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG
Công dụng
– Giải cảm, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng
– Thúc đẩy cơ thể đào thải độc tố ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi.
– Giãn nở mạch máu dưới da, kích thích lưu thông khí huyết
– Làm thông thoáng lỗ chân lông, tạo điều kiện cho các tế bào da được hoạt động
– Giúp giảm đau nhức, kháng khuẩn, chống viêm.
HDSD:
XÔNG TOÀN THÂN:
– Bước 1: Nấu 5 túi Trà Xông với 5 lít nước, đun sôi kỹ 5 phút;
– Bước 2: Chọn phòng kín gió, đặt nồi xông ở vị trí an toàn, bằng phẳng; ngồi lên ghế con, cởi bỏ bớt quần áo rồi trùm kín, hé mở nắp nồi xông từ từ, khi thấy hết hơi thì dùng đũa khuấy lên xông tiếp;
– Bước 3: Xông khoảng 15 phút, dùng khăn để lau mồ hôi liên tục. Khi nước nguội thì nấu lại một lần nữa để xông lần 2.
– Bước 4: Xông xong không tắm lại, chỉ lau khô người và mặc quần áo kín, tránh gió và nghỉ ngơi 5-10 phút.
– Sử dụng 2 lần/tuần để đạt hiệu quả cao nhất.
XÔNG MẶT:
– Bước 1: Rửa sạch mặt, nấu 2 túi Trà Xông với 1 – 2 lít nước, đun sôi kỹ 5 phút;
– Bước 2: Trùm khăn kín lên đầu, đưa mặt cách nồi xông khoảng 30cm, hé mở nắp nồi từ từ, khi thấy hết hơi thì dùng đũa khuấy lên xông tiếp;
– Bước 3: Xông khoảng 15 phút, rồi dùng khăn lau khô mặt. Chờ 15 phút sau thì vỗ mặt bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông.
– Sử dụng 2 lần/tuần để đạt hiệu quả cao nhất.
THÀNH PHẦN: Khuynh diệp, Trúc diệp, Hương mao, Ngải diệp, Thanh tâm thảo, Thược tương, Can khương, Khương hoàng, Lôi dữu, Sài hồ, Cỏ bắt.
LƯU Ý KHI DÙNG TRÀ XÔNG THẢO DƯỢC:
– Uống nước ấm trước và sau khi xông hơi
– Phụ nữ sau sinh nên xông sau sinh thường 3-5 ngày, sinh mổ 7-10 ngày
– Mới xông nếu ngộp không quen thì nên mở chăn trùm hoặc lều để hít thở không khí bên ngoài một chút rồi tiếp tục trở lại. Nếu chóng mặt hoặc thấy cơ thể không chịu nổi thì ngưng lại, không cố xông tiếp.
– Phụ nữ tới độ tuổi tiền mãn kinh nên xông và massage để điều chỉnh các rối loạn nội tiết, khí huyết.
– Người đang hành kinh, bà đẻ sau sinh còn nhiều sản dịch, phụ nữ mang thai trên 3 tháng và trẻ em dưới 12 tuổi, người sốt cao hay có vết thương hở sâu, người bị tim mạch hay Parkinson đều không được xông.
– Xông là một liệu pháp tăng cường sức khỏe, không phải là thuốc chữa bệnh.